Tiger-Kidgood thanh nhiệt, giải độc, mát gan
135.000VNĐ/Hộp 20 ống
Nhà Thuốc
Phòng khám
Shopee
Zalo
Call Us Now: 0816.487.333
Cảm ơn bạn đã đặt lịch hẹn tại Đann Trang Pharmacare
Nhân viên của chúng tôi sẽ liên hệ bạn ngay để tư vấn chi tiết! Trong trường hợp cần thiết, vui lòng liên hệ với chúng tôi
Nhân viên của chúng tôi sẽ liên hệ bạn ngay để tư vấn chi tiết! Trong trường hợp cần thiết, vui lòng liên hệ với chúng tôi.
Khám chữa bệnh bằng thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) và được chi trả chi phí vốn là vấn đề không còn xa lạ gì đối với nhiều người. Tuy nhiên, khám thai có dùng bảo hiểm y tế không và được chi trả như thế nào thì ít ai nắm rõ thông tin. Bài viết dưới đây sẽ cùng bạn tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này.
Bảo hiểm y tế có thể sử dụng và được chi trả quyền lợi khi khám thai đối với các đối tượng sau:
- Nữ lao động mang thai;
- Nữ lao động sinh con;
- Người mẹ nhờ mang thai hộ và nữ lao động mang thai hộ;
- Người đóng BHXH từ 6 tháng trở lên trong 12 tháng trước khi sinh hoặc nhận con nuôi được quy định tại điểm b, c, d của khoản 1, Điều 21, luật BHYT sửa đổi bổ sung năm 2014.
Thai phụ khi đã biết khám thai có dùng bảo hiểm y tế không, cần nắm được những thông tin về quyền lợi của mình như sau:
- Trong suốt thai kỳ, lao động nữ được nghỉ việc để đi khám thai 5 lần, 1 ngày/lần. Nếu cơ sở khám chữa bệnh xa nơi ở của thai phụ hoặc người mang thai có bệnh lý thì được nghỉ 2 ngày/lần khám.
- Trường hợp phá thai bệnh lý, thai lưu, sẩy thai, nạo hoặc hút thai thì thời gian nghỉ BHYT cụ thể là:
+ 10 ngày đối với thai dưới 5 tuần tuổi.
+ 20 ngày đối với thai trong tuần tuổi 5 - 13.
+ 40 ngày đối với thai trong tuần tuổi 13 - 25.
+ 50 ngày đối với thai nhi từ 25 tuần tuổi trở lên.
Như vậy có thể thấy khám thai có dùng bảo hiểm y tế không câu trả lời là có. Tuy nhiên, có một vấn đề cần được lưu ý là chi phí chi trả BHYT khi khám thai là như thế nào?
Luật BHYT sửa đổi, bổ sung năm 2014 có quy định thăm khám thai định kỳ có nằm trong phạm vi được hưởng BHYT. Mức hưởng quyền lợi này phụ thuộc rất nhiều vào tuyến bệnh viện. Theo đó, nếu mua BHYT cấp xã phường thì sẽ được hưởng 100% chi phí thăm khám định kỳ hoặc sử dụng thuốc có trong quy định tại trung tâm y tế xã phường. Nếu những trường hợp này vượt lên tuyến trên thì mức hưởng BHYT thấp hơn, giao động trong khoảng 60 - 70% ở tuyến huyện, tỉnh và 40% đối với tuyến trung ương.
- Thai phụ sẽ được BHYT chi trả chi phí khám thai trong trường hợp:
Khám thai tại bệnh viện đăng ký BHYT và khám định kỳ theo lịch hẹn chuẩn của bác sĩ, theo quy trình khám tiêu chuẩn.
- Thai phụ không được BHYT chi trả chi phí khám thai trong trường hợp:
Những người đi khám thai thực hiện dịch vụ xét nghiệm, chẩn đoán không nhằm mục đích điều trị, không có chỉ định của bác sĩ. Nói một cách dễ hiểu hơn tức là, nếu đi khám thai không theo lịch định kỳ do bác sĩ chỉ định và không nhằm những mục đích điều trị hay phục hồi chức năng thì sẽ không được bảo hiểm y tế chi trả.
Để biết chính xác bệnh viện mà thai phụ đăng ký khám chữa bệnh khám thai có dùng bảo hiểm y tế không, được chi trả như thế nào, tốt nhất nên tìm hiểu rõ lại các điều luật quy định để tránh tình trạng khám không đúng nơi hoặc không được chi trả. Hoặc để chắc chắn hơn, thai phụ cũng có thể trao đổi về vấn đề chi trả BHYT với bác sĩ, y tá hoặc nhân viên y tế tại bệnh viện thăm khám.
BHYT là một hình thức chăm sóc sức khỏe không lợi nhuận do Nhà nước thực hiện nhằm giúp người dân giảm thiểu được những chi phí chăm sóc sức khỏe, điều trị, phục hồi sức khỏe,… Đối với phụ nữ mang thai, tham gia BHYT là điều cần thiết, đảm bảo tốt nhất quyền lợi cho họ.
Khi mang thai, BHYT sẽ giúp thai phụ giảm bớt được phần nào gánh nặng chi phí khám thai định kỳ cũng như các khoản phí phát sinh trong kỳ sinh nở về sau. Nhờ đó mà thai phụ tiết kiệm được 1 khoản chi phí sinh con tương đối ổn, có điều kiện ứng phó tốt hơn với những rủi ro không may có thể đến. Nhiều trường hợp cần khám và điều trị bất thường trong thai kỳ hay biến chứng thai sản cũng sẽ được BHYT chi trả.
Thai phụ tham gia BHXH sẽ được nghỉ việc có tính lương để đi khám thai BHYT định kỳ 5 lần, mỗi lần 1 - 2 ngày tùy từng trường hợp cụ thể như đã nói đến ở trên. Bên cạnh đó, khi sinh con, lao động nữ cũng sẽ được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản trước và sau sinh 6 tháng.
Đối với những trường hợp mang thai nhưng chưa có BHYT thì vẫn có thể tham gia tự nguyện theo hộ gia đình. Sau 30 ngày kể từ ngày đóng tiền bảo hiểm, thai phụ có thể sử dụng thẻ BHYT để khám thai và sẽ được quỹ bảo hiểm chi trả chi phí khám chữa bệnh tùy từng trường hợp cụ thể.
Nhìn chung, thai phụ khi khám thai có dùng bảo hiểm y tế không là quyền của mỗi người nhưng điều không ai có thể phủ nhận được đó là BHYT giúp ích rất nhiều cho thai phụ. Nhờ có tấm thẻ này mà người phụ nữ đã bớt được áp lực về kinh tế khi mang thai, có được tâm lý tốt hơn để chăm sóc thai kỳ và chào đón con yêu. Không những thế, khi sinh nở, họ còn được hưởng chế độ tốt nhất do bảo hiểm chi trả.
Ngày nay, chất lượng đời sống đã và đang được nâng lên, cơ sở y tế khám chữa bệnh dịch vụ ra đời ngày càng nhiều. Điều đáng nói là không phải thai phụ nào cũng có đủ điều kiện để khám dịch vụ. Trong những trường hợp ấy, tham gia và khám thai bằng BHYT là cách tốt nhất để chăm sóc thai kỳ.
Tìm hiểu quy trình khám chữa bệnh BHYT ở Phòng khám Đa khoa Thuận Đức: Tại đây
#Nguồn tham khảo: medlatec
Từ ngày 1-4-2021, mẫu thẻ bảo hiểm y tế mới được áp dụng trên toàn quốc theo Quyết định số 1666 của Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
Dưới dây là thông tin về điều kiện, đối tượng, thủ tục, nơi cấp, đổi thẻ bảo hiểm y tế mẫu mới.
Huyết áp là một trị số có ý nghĩa rất lớn với cơ thể của chúng ta. Nó phản ánh tình trạng lưu thông máu, cung cấp đủ lượng oxy cần thiết đi nuôi dưỡng cơ thể có được đảm bảo hay không.
Vậy bạn đã biết về huyết áp bình thường là bao nhiêu đối với mỗi người chưa?
X-quang là một loại bức xạ năng lượng cao. Một máy chụp X-quang phát ra các chùm tia X. Các tia X xuyên qua các mô mềm và thành phần dịch (chất lỏng) trong cơ thể một cách dễ dàng. Tuy nhiên, các mô đặc như xương sẽ cản một số tia X lại. Mô càng đặc (tức đậm độ cao) thì càng cho ít tia X xuyên qua.
Trong mọi điều kiện của thời tiết thì cơ thể ta luôn cố gắng để duy trì thân nhiệt để thích ứng. Tuy nhiên, khi tiết trời trở nên khắc nghiệt lạnh, ẩm hoặc nóng quá đều gây bất lợi cho cơ thể.
Thời gian gần đây, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã ra tuyên bố khẳng định thuốc lá làm tăng nguy cơ mắc bệnh nặng và tử vong do COVID-19 lên đến 40-50%.
Khám chữa bệnh bằng thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) và được chi trả chi phí vốn là vấn đề không còn xa lạ gì đối với nhiều người. Tuy nhiên, khám thai có dùng bảo hiểm y tế không và được chi trả như thế nào thì ít ai nắm rõ thông tin. Bài viết dưới đây sẽ cùng bạn tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này.
Gan là bộ phận nội tạng lớn nhất của cơ thể và đóng vai trò vô cùng quan trọng. Gan làm nhiệm vụ chuyển hoá các chất dinh dưỡng, thanh lọc các độc tố và tổng hợp chất mật, sản xuất ra các chất enzym cần thiết cho cơ thế. Gan có thể bị tổn thương bởi vi rút, vi khuẩn, các rối loạn chuyển hóa.... Dưới đây là các bệnh thường hay gặp ở gan như gan nhiễm mỡ, viêm gan, xơ gan, ung thư gan.
Trào ngược dạ dày là bệnh lý về tiêu hóa phổ biến ở nước ta. Các cơn trào ngược axit do bệnh gây ra khiến cuộc sống sinh hoạt và công việc của người mắc bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Tìm hiểu cụ thể về bệnh lý này trong bài viết dưới đây để có biện pháp phòng ngừa và điều trị sớm nhất.
Ngành y học cổ truyền dù không phát triển nhanh chóng như y học hiện đại song lại có lịch sử lâu đời, kết thừa được những tinh hoa chữa bệnh của dân gian và nguồn dược liệu phong phú.
Ngày nay, tỷ lệ ung thư vòm họng tăng nhanh và có xu hướng trẻ hóa. Điều này làm cho nhiều người hoang mang, nhất là nhóm đối tượng có nguy cơ cao mắc phải. Tất nhiên, không ai mong muốn gặp phải bệnh lý nguy hiểm này. Nhưng chúng ta cần phải phát hiện sớm để không bỏ qua giai đoạn chữa trị tốt nhất.
Như bạn biết, khi 1 loại vaccine ra đời thì nó là cuộc đua cho các nước giàu, ai có điều kiện, có nhiều tiền thì được chích trước, vaccine ngừa Covid-19 cũng vậy. Trước việc lo ngại các nước giàu sẽ tích trữ riêng vaccine cho mình, khiến cho nguồn cung vaccine bị thiếu hụt cho các nước khác, Cơ chế Covax ra đời để đảm bảo vaccine Covid-19 sẽ được phân phát đồng đều cho các nước. (Bạn đọc tránh nhầm lẫn với vaccine Nano Covax mà Viêt Nam đang nghiên cứu).